Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Tại Việt Nam, bệnh điếc nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm từ năm 1976. Từ đó đến nay, bệnh điếc nghề nghiệp được phát hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau như: công nghiệp, giao thông vận tải, đường sắt, xây dựng… và là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến, đứng thứ 2 sau bệnh bụi phổi - silic.
Nguyên nhân gây bệnh
Yếu tố khách quan gây bệnh điếc nghề nghiệp chính là tiếng ồn. Tiếng ồn ở môi trường lao động với cường độ, tần số cao đạt mức gây hại và thời gian tiếp xúc dài gây nên những tổn thương không hồi phục cho cơ quan thính giác, từ đó gây nên bệnh điếc nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, tính cảm thụ của từng cá nhân là yếu tố chủ quan gây bệnh điếc nghề nghiệp. Bao gồm, tính mẫn cảm (những người có cơ quan thính giác dễ nhạy cảm với tiếng ồn thì dễ mắc bệnh hơn), tuổi đời (người lớn tuổi dễ mắc bệnh điếc nghề nghiệp hơn những người trẻ tuổi), giới tính (nhiều nghiên cứu tính cảm thụ với tiếng ồn giữa nam và nữ cho thấy những chấn thương do tiếng ồn thường gặp ở nam nhiều hơn) và tình trạng của tai (những người có tổn thương bệnh lý sẵn có ở tai dễ gây điếc nghề nghiệp).
3 giai đoạn của bệnh điếc nghề nghiệp
Đầu tiên là giai đoạn thích ứng. Giai đoạn này xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở 2 tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, toàn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ. Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hoàn toàn.
Thứ hai là giai đoạn tiềm tàng. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm. Người bệnh không biết vì các triệu chứng chủ quan và toàn thân đi qua, cảm thấy hơi trở ngại vì nghe kém ở tần số cao như tiếng còi hú, tiếng sáo... và có khuynh hướng nói chuyện to tiếng hơn so với bình thường khi tiếp xúc với người xung quanh. Ở giai đoạn này, đo sức nghe đơn âm là cách phát hiện sớm tốt nhất.
Thứ ba là giai đoạn biểu hiện rõ. Đây là giai đoạn mà người bệnh nhận thấy rõ nhất là sức nghe của mình có vấn đề, vì tình trạng nghe kém ảnh hưởng đến giao tiếp trong cuộc sống. Ở giai đoạn này tiếng nói to cũng khó nghe, bệnh nhân ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn.
Biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Bệnh điếc nghề nghiệp không có khả năng hồi phục, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp và chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản.
Người sử dụng lao động và người lao động có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng bệnh điếc nghề nghiệp:
Đối với người sử dụng lao động, cần bố trí người lao động làm việc trong các phòng riêng biệt cách ly với nguồn gây ồn, bố trí thời gian làm việc hợp lý. Đồng thời, bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp giảm tiếng ồn. Cụ thể, giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh bằng cách thay đổi hình dạng vật liệu, giảm tốc độ, bôi trơn dầu mỡ, đệm bằng cao su, chất đàn hồi, lò xo, thay thế kim loại bằng chất dẻo…; giảm tiếng ồn bằng cách, cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, bọc kín máy gây ồn, làm hệ thống cửa ra vào, tường dày, gạch rỗng, vật liệu xốp…; giảm tiếng ồn bằng hấp thụ bề mặt và phản xạ tại chỗ: sử dụng các vật liệu hấp thụ tiếng ồn như len, thủy tinh, dạ, sợi gỗ, sơn đặc biệt. Định kỳ kiểm tra sức nghe của người lao động làm việc trong môi trường có tiếng ồn theo đúng quy định để phát hiện sớm các trường hợp suy giảm thính lực và áp dụng các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe người lao động.
Đối với người lao động, khi làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn nên sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như nút tai, chụp tai hoặc mũ chụp tai. Nên chọn dụng cụ vừa khít với cấu trúc tai của bạn mà không gây khó chịu hoặc kích thích, không ảnh hưởng đến quá trình lao động. Khi nhận thấy bản thân có vấn đề về thính lực, người lao động nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và đánh giá toàn diện về sức nghe.
Hãy luôn nhớ, một khi mắc bệnh điếc nghề nghiệp thường không thể hồi phục thính lực vì thế cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ thính giác của bạn.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Tuyên dương nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại một số địa phương
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã