Thứ 3, 09/07/2024, 01:20[GMT+7]

Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình Phong trào sáng tác, quảng bá tác phẩm phát triển ngày càng sâu rộng

Thứ 4, 24/04/2013 | 10:56:58
1,021 lượt xem
Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thái Bình hiện có 7 chi hội, 236 hội viên, trong đó có 24 Nghệ sĩ ưu tú, 105 hội viên các hội chuyên ngành Trung ương. Nhìn lại phong trào sáng tác, quảng bá, phổ biến, giới thiệu tác phẩm văn học nghệ thuật trong nhiệm kỳ qua (2007 – 2012), tuy trải qua chặng đường đầy gian nan, vất vả, trước tác động của cơ chế thị trường và thực tế đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, song hội viên Hội VHNT Thái Bình tự hào bởi phong trào ngày càng phát tr

Triển lãm Mỹ thuật Đồng bằng sông Hồng do Hội VHNT Thái Bình phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức

Những thành quả đạt được từ phong trào sáng tác, quảng bá tác phẩm của Hội VHNT Thái Bình đã góp phần tích cực phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, xây dựng nền văn hoá Việt Namon> tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5 năm qua, hàng trăm tác phẩm, công trình VHNT của hội viên các chi hội được xuất bản, công bố, trong đó có trên 80 đầu sách và các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu… tham dự các liên hoan, triển lãm toàn quốc và khu vực. Theo đánh giá chung, tác phẩm VHNT của hội viên Hội VHNT Thái Bình vừa mang đậm tinh thần nhân văn, sắc màu văn hoá vùng Đồng bằng Bắc Bộ vừa đa dạng về đề tài, phong cách. Nếu như nhiệm kỳ trước, toàn hội thu về 70 giải thưởng sáng tác thì nhiệm kỳ này, số giải thưởng vượt trội với 150 giải cùng nhiều phần thưởng cao quý khác giành cho văn nghệ sĩ Thái Bình.

Có được kết quả đó bởi trong nhiệm kỳ, đội ngũ hội viên Hội VHNT được tăng cả về lượng và chất. Hội VHNT đã kết nạp thêm 30 hội viên mới thuộc 6 chuyên ngành; 20 hội viên được kết nạp vào các hội chuyên ngành Trung ương. Với nhiều độ tuổi, nhiều trình độ và kinh nghiệm hoạt động khác nhau, hội viên Hội VHNT vừa bổ sung cho nhau, vừa phản biện lẫn nhau trong hoạt động sáng tạo. Phát huy tài năng, tình cảm, trách nhiệm đối với đời sống xã hội, hội viên Hội VHNT đẩy mạnh hoạt động và phong trào sáng tác, từ đó số lượng các tác phẩm, công trình VHNT có chất lượng tốt được công bố ngày càng nhiều, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng văn nghệ.

Những chi hội có phong trào sáng tác mạnh, giành nhiều thành tựu nổi bật được ghi nhận bằng những giải thưởng là Chi hội Âm nhạc và Múa, Chi hội Văn học, Văn nghệ dân gian, Nghệ sĩ Sân khấu, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh... 5 năm qua, các tác giả thuộc Chi hội Văn học đã ra mắt bạn đọc trên 60 tập sách do các nhà xuất bản ở Trung ương và địa phương ấn hành, trong đó có 31 tập thơ, 2 tiểu thuyết, 21 truyện ngắn, 9 tập lý luận – phê bình, văn học dịch và các tác phẩm nghiên cứu văn hoá dân gian, nghiên cứu lịch sử. Hàng chục tác giả đã xuất bản từ 2 đến 4 tập sách; 15 tác phẩm được giải thưởng hàng năm và các cuộc thi toàn quốc của các hội chuyên ngành Trung ương.

Các tác phẩm văn học đã phản ánh kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương trong công cuộc đổi mới, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Là một trong những chi hội có sự trưởng thành vượt bậc, Chi hội Âm nhạc và Múa nhiệm kỳ qua đã xuất bản 7 tập  ca khúc, hàng chục album ca nhạc. Hội viên Chi hội đã giành 15 giải thưởng âm nhạc của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các bộ, ngành Trung ương, trong đó có hai giải thưởng tại Liên hoan Ca múa nhạc quốc tế năm 2011. Đặc biệt, thay vì chỉ có sáng tác ca khúc như ở các nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này các nhạc sĩ đã có những tác phẩm khí nhạc lớn như: giao hưởng, hợp xướng, âm nhạc cho sân khấu và lễ hội… 

Vinh dự giành nhiều giải thưởng nhất (trên 50 giải thưởng) trong các cuộc triển lãm toàn quốc và khu vực, các hoạ sĩ của Chi hội Mỹ thuật đã nhanh chóng tiếp thu các trào lưu mới về mỹ thuật trong nước và quốc tế, nhạy bén nắm bắt các phương pháp sáng tác, kết hợp giữa dân gian dân tộc với hiện đại, mạnh dạn đổi mới tư duy nghệ thuật để tạo ra phong cách đặc trưng riêng. Năm 2012, 9 hoạ sĩ của chuyên ngành mỹ thuật tham dự trại in đồ hoạ độc bản tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại Hà Nội, kết quả đã cho ra đời 189 tác phẩm, trong đó có 70 tác phẩm in độc bản, 9 tác phẩm vinh dự được chọn vào bộ sưu tập của Hội Mỹ thuật Việt Nam 

Sáng tác và biểu diễn nghệ thuật cũng là hoạt động của các hội viên Chi hội Nghệ sĩ sân khấu. Nhiệm kỳ qua, các đơn vị nghệ thuật đã dàn dựng gần 20 vở diễn, phục hồi và nâng cao hàng chục vở cũ cùng các trích đoạn mẫu, đặc sắc phục vụ cho hoạt động biểu diễn giao lưu, đối ngoại và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. Hầu hết các tiết mục đã dàn dựng, biểu diễn đều hấp dẫn người xem, có giá trị nhân văn sâu sắc. Ngoài hoạt động biểu diễn phục vụ nhân dân, hội viên chi hội và các đoàn nghệ thuật còn tham dự hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, giành 50 giải thưởng các loại...

Những thành tựu trong phong trào sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, những con số về giải thưởng thể hiện tiềm năng sáng tạo dồi dào và tài năng của đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Bình. Đó là điểm mạnh, niềm vinh dự, tự hào cần được động viên khích lệ, vun đắp, khơi gợi để phát huy. Đánh giá những mặt mạnh của phong trào sáng tác, hội viên Hội VHNT Thái Bình cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế tồn tại để khắc phục trong nhiệm kỳ tới. Mặc dù đã có sự bùng nổ về số lượng tác phẩm, số lượng giải thưởng so với nhiệm kỳ trước, song tính chuyên nghiệp trong sáng tác chưa cao, chưa đồng đều ở các chuyên ngành. Còn ít những tác phẩm, công trình VHNT có giá trị cao bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị, chuẩn mực của văn hoá Việt Nam và quốc tế, giữa giá trị truyền thống và hiện đại, những tác phẩm có tiếng vang xa, có sức lan toả rộng rãi, gây được sự chú ý của dư luận xã hội...

Bài, ảnh: Hà Dung

  • Từ khóa