Thứ 3, 02/07/2024, 23:35[GMT+7]

Trần Ngọc Hiếu Tỷ phú từ làm trang trại.

Thứ 4, 15/09/2010 | 09:06:54
4,802 lượt xem
Hiện tại công ty là đối tác tin cậy cung cấp sản phẩm thịt cá sấu, ba ba, kỳ đà, cá nước ngọt... cho 8 nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang Nga, Trung Quốc, đang có kế hoạch thâm nhập thị trường Đức. Ngoài ra Công ty đã đầu tư áp dụng công nghệ thuộc da cá Sấu.Công ty Vương Thảo đã tạo việc làm cho 20 lao động với thu nhập 1.500.000đ/tháng và hàng trăm lao động vệ tinh trong và ngoài tỉnh...

Ảnh Minh họa.

Sinh năm 1960 tại một vùng quê chiêm trũng, thuần nông, xã Thuỵ Duyên, Thái Thuỵ xa trung tâm huyện. Sau khi rời quân ngũ trở về năm 1982, Trần Ngọc Hiếu lập gia đình, bầu bạn cùng ruộng đồng. “Cái khó bó cái khôn”. Có sức khoẻ, có lòng quết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương mình, nhưng vẫn luẩn quẩn chưa tìm ra được hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế gia đình.

 

Sau khi có Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, được sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, Hội nông dân, UBND xã... ông Hiếu đã bàn bạc với gia đình vay thêm vốn từ người thân, bạn hữu mạnh dạn chuyển đổi 1 ha đất cấy lúa năng suất thấp sang mô hình trang trại.

 

Sau bao ngày lặn lội khắp trong Nam, ngoài Bắc để học hỏi kinh nghiệm, tìm đầu ra cho sản phẩm, được sự quan tâm giúp đỡ của hội nông dân, các phòng ban chức năng, ông Hiếu có cơ hội tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong xây dựng chuồng trại, nuôi trồng thuỷ sản, phương pháp hạch toán, quản lý kinh tế hộ gia đình.

 

Đặc biệt là ông được tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi ở trong và ngoài tỉnh. Qua tham quan học hỏi tìm hướng ra cho sản phẩm, ông Hiếu quyết định chọn hướng đi cho mình là nuôi trồng các cây con đặc sản như: ba ba, kỳ đà, cá sấu, nhím... kết hợp trồng       hoa    cây  cảnh.

 

 Với diện tích 1ha chuyển đổi, ông đã đào 0,5 ha ao thả nuôi: ba ba gai, ba ba sông Hồng, cá vược, cá trắm đen, cá trắm cỏ...; xây dựng 5 ô chuồng nuôi kỳ đà, cá sấu, nhím; trong vườn trồng hoa hồng , bưởi Diễn, ươm giống cây với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 3 tỷ đồng.

 

Mô hình này của gia đình ông Trần Ngọc Hiếu đã tạo việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập 1.200.000 đ/người/tháng. Đồng thời ông còn cung cấp vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm cho hàng trăm hộ gia đình chăn nuôi vệ tinh trong và ngoài huyện.

 

Với hướng sản xuất đúng đắn, thu nhập của gia đình ông năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2006-2007 đạt trên 200 triệu đồng/năm; năm 2008 là trên 400 triệu, năm 2009 là 1,1 tỷ đồng.

 

Được sự tư vấn, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của bè bạn, gia đình, tháng 4/2009 ông Hiếu đã cùng một số cổ đông góp vốn đầu tư thành lập công ty CPTM Vương Thảo vốn điều lệ 9,9 tỷ đồng. Ông trở thành chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty.

 

Đến nay sau gần 1 năm thành lập, công ty CPTM Vương Thảo đã lớn mạnh cả về quy mô và năng lực sản xuất. Ngoài khu chăn nuôi các cây con đặc sản như cá Sấu, Kỳ đà, Ba ba, Nhím, nhiều loại cá nước ngọt khác tại khu trang trại của Công ty, Công ty đã có 150 cơ sở chăn nuôi vệ tinh, với sản lượng thịt cá Sấu đạt 100 tấn/năm, Kỳ đá 3 tấn/năm, Ba ba gai 1 tấn/năm, Ba ba sông Hồng 3 tấn/năm và nhiểu loại thuỷ sản khác.

 

Cùng với trang Web riêng của mình, sắp tới công ty dự kiến tổ chức Đại hội khách hàng, nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm và mở rộng sản xuất.

 

Hiện tại công ty là đối tác tin cậy cung cấp sản phẩm thịt cá sấu, ba ba, kỳ đà, cá nước ngọt... cho 8 nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang Nga, Trung Quốc, đang có kế hoạch thâm nhập thị trường Đức. Ngoài ra Công ty đã đầu tư áp dụng công nghệ thuộc da cá Sấu. Công ty Vương Thảo đã tạo việc làm cho 20 lao động với thu nhập 1.500.000đ/tháng và hàng trăm lao động vệ tinh trong và ngoài tỉnh.

 

Ngoài phát triển kinh doanh, ông Hiếu còn tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, khuyến học, khuyến tài, văn hoá, thể thao tại địa phương. Nhiều năm liền ông được bình xét là nông dân SXKD giỏi. Gia đình ông nhiều năm đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá cấp tỉnh. Một niềm vui mới đã đến là ông được thay mặt những người nông dân huyện Thái Thụy về dự hội nghị nông dân điển hình tiên tiến toàn tỉnh lần thứ 3 (2005-2010).

 

Nói về quá trình sản xuất kinh doanh của mình ông tâm sự: Nông dân thời mở cửa phải năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đặc biệt phải biết ứng dụng KHKT, nắm bắt thông tin, thị hiếu tiêu dùng và khai thác tốt những ứng dụng từ CNTT.

    Vũ Thanh Huyền

(Thụy Phong, Thái Thụy)

  • Từ khóa