Thứ 6, 28/06/2024, 22:08[GMT+7]

ODA: 42 tỷ USD chảy vào Việt Nam qua hai thập kỷ

Thứ 3, 22/10/2013 | 16:03:35
616 lượt xem
Công bố từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), trong 20 năm qua, quy mô nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA) được cam kết từ hơn 50 nhà tài trợ đạt 78 tỷ USD, trong đó trên 63 tỷ USD đã được ký kết và hơn 42 tỷ USD đã được giải ngân.

Phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn ODA. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Kể từ tháng 11/1993, Hội nghị bàn tròn về viện trợ phát triển chính thức dành cho Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Paris (Pháp) đến nay, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã có 20 năm đồng hành cùng Việt Nam trên chặng đường phát triển kinh tế-xã hội với những thành quả đáng khích lệ.

 

ODA chiếm 3% GDP

 

Theo ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do nguồn lực trong nước còn hạn chế, Chính phủ Việt Namon> luôn chủ trương huy động nguồn lực bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vốn ODA. Theo đó, những năm qua nguồn vốn ODA đã trở thành nguồn vốn đầu tư quan trọng, chiếm khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

 

Trên thực tế, từ một đất nước bị rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở những năm cuối thập kỷ 90, song sau bảy năm Đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đã đạt trên 8% với GDP bình quân đầu người là 190 USD vào năm 1993, chỉ số lạm phát cũng được chặn đứng, giảm xuống còn 5,2% từ mức phi mã 76,1% tại năm 1990. Kể từ đó, các đối tác phát triển và các nhà đầu tư đã bắt đầu tìm đến với Việt Namon>.

 

Đến nay, Việt Nam đã đạt được sự đổi thay toàn diện, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đặt khoảng 7% trong suốt hai thập kỷ qua và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010 với mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1.600 USD.

 

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đánh giá rất cao về những thành tựu đạt được của Việt Nam với việc trở thành nước có thu nhập trung bình và đạt nền kinh tế 154 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.700 USD; đồng thời đưa được hơn 30 triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói tại năm 2012.

 

Hiện, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới với mức tăng trưởng thương mại trên 20%/năm, đồng thời đạt trước thời hạn hầu hết các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG).

 

Những kết quả mà Việt Namon> đã đạt được trong thời gian qua là sự kết hợp tổng hợp giữa việc phát huy yếu tố nội lực với những hỗ trợ to lớn từ bạn bè quốc tế.

 

Tại lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ được tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Thông qua thực hiện các chương trình, dự án, nguồn vốn ODA đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số ngành như tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.”

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa